5 mẹo dinh dưỡng cho da

5 mẹo dinh dưỡng cho da
1. Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm
Những người dễ bị tổn thương về da như trên cần đảm bảo ăn đủ bốn nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường năng lượng, đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể: Nhóm 1 cung cấp gluxit có trong gạo, mỳ, ngô...; Nhóm 2 cung cấp protein có trong thịt, cá, đậu đỗ, sữa...; Nhóm 3 cung cấp chất béo có trong dầu mỡ, chất bơ...; Nhóm 4 cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong rau, quả...

2. Hạn chế đồ cay, nóng, béo
Ngoài việc ăn đủ chất, trong khẩu phần ăn của những người mắc bệnh về da nên giảm các thức ăn giàu năng lượng, nhất là đồ cay, nóng sẽ tạo cảm giác ngán, khó nuốt. Những thức ăn, món ăn cay nóng, sử dụng quá nhiều gia vị như: Cà ri, gừng, riềng, sả, tiêu, nghệ, hành, tỏi... sẽ kích thích làm tăng nhiệt của cơ thể nên dễ bị rôm sẩy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường bột cũng làm cơ thể thấy nóng hơn do tạo nhiều năng lượng.

Nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh để cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, tăng sức đề kháng. Mỗi ngày tối thiểu cần phải đảm bảo 0,5kg rau xanh và hoa quả. Ăn hoa quả tươi, nhất là những loại hoa quả có màu đỏ, xanh, vàng như: Dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua... Có thể dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố. Hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều đường như: Mít, vải, nhãn, xoài...

3. Chế biến đồ luộc, hấp
Vào ngày hè, nên thay các món xào, rán bằng các món luộc hấp sẽ tạo cảm giác mát, dễ ăn. Người mắc nhiều rôm cần dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen. Nên chế biến các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: Canh cua, hến, thịt nạc nấu chua... Chẳng hạn, món thịt thay vì quay, rim... thì băm nhỏ cho vào nấu canh rau ngót; thay món cá rán, kho bằng món hấp hoặc nấu canh chua... Trong các món canh này đã đủ chất béo, đạm, chất khoáng.

Những người bị mụn nhọt dai dẳng cần hạn chế ăn đồ ngọt. Tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn gây viêm nhọt phát triển. Với những người đã có tiền sử dễ bị mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay khi ăn sò, tôm, cua... cần ăn hạn chế vì mùa hè dị ứng sẽ nặng hơn so với mùa đông.

4. Uống nhiều nước
Trong mùa hè, nhiệt độ tăng cao, hoạt động nhiều trong thời tiết oi bức khiến da ra mồ hôi nhiều làm mất nước và muối. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, cơ thể cần bù nước để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, những người rôm sẩy, ngứa ngáy, mụn nhọt... rất cần nước để thải chất độc. Nên uống ít nhất 1,5 -2lít nước/ ngày.

Thạc sĩ Tường Vi cũng cho biết, mọi người không nên để quá khát mới uống nước mà nên uống thường xuyên, chia thành nhiều lúc. Khi uống nước không được uống ừng ực, liền mạch một lúc thật nhiều nước mà cần uống từ từ ít một, khát bao nhiêu uống bấy nhiêu; mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, cách nhau 15-20 phút. Uống một hơi để thỏa mãn cơn khát không làm tan cơn khát mà tạo cảm giác buồn nôn cho người uống vì tim phải làm việc nhiều hơn.

5. Chế biến các đồ uống mát
 những người da "nóng" nên uống bột sắn dây, chè đỗ đen, đỗ xanh. Khi đun đỗ xanh, đỗ đen nên cho thêm ít muối sẽ có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Người bị mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm cũng nên uống trà xanh. Trà xanh có vị đắng, mát và có tính thanh nhiệt, ngừa mụn nhọt. Có thể dùng trà tươi nấu nước để uống hoặc dùng trà xanh hãm với nước sôi để uống. Trong trà chứa nhiều vitamin giúp da luôn mềm mại và chứa chất flavonoid có tác dụng bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường. Mọi người có thể dùng trà thay cà phê, nước ngọt hay soda để có một làn da sáng đẹp trong những ngày hè".
st
HoaiThuong


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét